Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2021
Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021
Những điều cần biết cho tân môn sinh Aikido tại Đạo đường (phần tiếp)
Những phần nghi lễ tiếp theo trong bộ môn Aikido tại các lớp Đạo đường Aikidokids Việt Nam liên quan đến các nghi thức CHÀO. Đây là phần rất quan trọng liên quan đến sự tôn trọng lẫn nhau giữa thầy trò, anh chị em, bạn hữu đồng đạo.
Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021
Khoảnh khắc đẹp của Kỳ Thi tháng 4/2021
Tháng 4/2021 vừa qua, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội- Đạo đường AikidokidsVN có tổ chức Kỳ thi Lên Đai cho các thành viên CLB.
Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021
Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021
Bài 3- Tập luyện Kata Jo và Kumi Jo cơ bản
Phần tiếp theo các bạn tập với các bài tập Kata Jo và Kumijo từ cơ bản cho tới nâng cao.
Các bài tập trong Chương trình huấn luyện của Liên đoàn Aikido Tenshinkai Quốc Tế do Đạo đường Aikidokids Việt Nam thực hiện
Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021
Thứ Sáu, 9 tháng 4, 2021
HÍT THỞ THÔNG SUỐT CHO TRÍ ÓC, CƠ THỂ VÀ TINH THẦN
Với mức độ căng thẳng và lo
lắng ngày càng gia tăng trong xã hội ngày nay , các bài tập thở sâu có ý
thức có thể là câu trả lời. Tại Đạo đường Aikido, HLV Phạm Long Sơn tin
chắc rằng hít thở sâu là một phần thiết yếu của quá trình luyện tập. Thở
có kiểm soát giúp trẻ bình tĩnh và tập trung. Chú tâm và có mặt trong các
bài tập thở giúp hoàn thành quá trình tập luyện aikido. Nhận thức về bản
thân và môi trường xung quanh là rất quan trọng trong aikido.
Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021
Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021
Đồng hành cùng các bạn nhỏ với 30p tập Aikido mỗi ngày
Kính chào toàn thể Đạo đường AikidokidsVN !
Thứ Ba, 27 tháng 10, 2020
Những khoảnh khắc Kỳ thi Lên đai tháng 10/2020- P2
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020
Những khoảnh khắc Kỳ thi Lên đai tháng 10/2020- P1
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020
Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020
AIKIDO KHÁC CÁC MÔN VÕ THUẬT KHÁC NHƯ THẾ NÀO?
Nếu nói hai môn võ Taekwondo và Karatedo là hai môn võ lấy tấn công, lấy cương làm gốc thì Aikido là môn võ thiên về nhu. Aikido là một môn võ nghệ thuật lấy nhu thắng cương, dùng chính sức mạnh của đối thủ để chiến thắng họ. Hầu hết, các môn võ thuật đều cho rằng mình là một môn võ có những phương cách tự vệ hữu hiệu và an toàn cho mọi người.
Aikido chỉ thuần tuý tự vệ, bất đắc dĩ, bảo vệ mình khi bị tấn công chứ không bao giờ tự gây hấn trước. Aikido hoàn toàn không có những thế, những kỹ thuật tấn công. Khi phát triển đến một trình độ cao, kỹ thuật tự vệ luôn luôn được nhắc nhở và nhấn mạnh là không được huỷ hoại hoặc gây tổn thương nặng cho đối thủ.
Aikido luôn chú ý đến trọng tâm là điểm tập trung năng lực của con người, đó là Khí, là Nội lực và hơn nữa có thể khoáng trương, phát triển ý niệm đó trên các phương diện khác nữa, chứ không chỉ ở trong phạm vi chật hẹp của võ thuật mà thôi.
Ngoài ra, Aikido còn có những phương cách riêng, một chiến lược đặc biệt bao gồm các động tác, các cách thế di chuyển và các kỹ thuật căn bản áp dụng trên đường tròn hay vòng cầu một cách linh động và uyển chuyển. Aikido bảo chúng ta nên và phải tự vệ lấy chính mình. Aikido còn nhắc nhở chúng ta phải tự chịu trách nhiệm về những phản ứng tự vệ, mặc dù là chính đáng nhưng hãy “làm sao đừng gây những tổn hại đáng tiếc cho đối phương”.Mượn lực đối phương để sử dụng kỹ thuật
Aikido là môn nhu đạo, không đòi hỏi nhiều sức khoẻ của người tập. Aikido sử dụng lực của đối phương để đánh lại chính đối phương nên ai cũng có thể tập Aikido dù thể lực yếu hay khoẻ.
Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2020
AIKIDO LẤY TÌNH THƯƠNG LÀM NGUỒN CỘI
Có nhiều học viên đã từng hỏi: Tại sao Aikido không có các cuộc thi như các môn võ khác?
Câu trả lời của thầy Phạm Long Sơn: Chủ nhiệm CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội - HLV Trưởng Đạo đường AidokidsVN.
Aikido là một môn võ tự vệ, không có nội dung
đối kháng, không có trong chương trình thi đấu của SEA Games, Olympic...Aikido
lấy tình thương làm nguồn cội. Trong kỹ thuật Aikido, tình thương đã ảnh hưởng
tới lối kết thúc đòn thế, loại bỏ mọi độc chiêu, sát thủ, phản ánh lên gương
mặt an nhiên tự tại và tạo ra một phong thái đặc thù.
Nhờ có tình thương mới có hy sinh, mới biết
nhẫn nhịn, kiên trì, tiến tới sự thông cảm và tha thứ để xoá bỏ hận thù ganh
ghét. Trong đời sống nhờ biết ổn định được nội tại, quân bình trong tương quan
xã hội, giúp con người đạt được khả năng tự thích ứng với nhiều thay đổi, biến
chuyển của thiên nhiên để sống khoẻ, lâu và có ích cho xã hội. Chính vì ý nghĩa
này, mà hiện nay ở Nhật Bản, môn võ Aikido đã thu hút rất đông người đến võ
đường để tập luyện. Môn võ này cũng đã lan rộng tới nhiều nước trên thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu rõ môn võ này có ảnh hưởng như thế nào, và nó
mang lại lợi ích gì đối với cuộc sống của chúng ta?
Được mệnh danh là môn võ thanh cao và khôn ngoan nhất. Aikido được biết đây là một phương pháp hữu hiệu để phát triển, toàn thiện, cùng sử dụng hết các khả năng của con người, cả về thể chất lẫn tinh thần. Thoạt mới nhìn, Aikido có thể được coi như là một phương pháp dùng để tự vệ một cách hữu hiệu chống lại bất cứ một hình thức tấn công nào. Hơn thế nữa, Aikido còn được coi như là một “Dung Pháp”, một con đường kiện toàn trí óc và thân thể, điều hoà các năng lực thể xác và tinh thần của một cá nhân trở thành một con người hoàn thiện hơn.
Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020
Những cảnh giới nào trong võ đạo AIKIDO
Aikido là môn võ quý tộc ở Nhật Bản mà từ chiến tranh thế giới thứ 2 về trước, chỉ có người của hoàng gia, giới quý tộc mới được luyện tập. Sau này, Aikido mới công khai truyền dạy ngoài dân gian.
Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020
TOP CUỐN SÁCH DẠY AIKIDO HỮU ÍCH VÀ ĐÁNG MUA NHẤT HIỆN NAY.
Top cuốn sách dạy Aikido hữu ích và đáng mua nhất hiện nay
Ngoài việc tìm
kiếm các trung tâm dạy võ Aikido uy tín để học võ, bạn có thể nâng cao kỹ thuật
của mình bằng việc tìm độc các cuốn sách Aikido Nhật Bản. Bài viết dưới đây,
chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn 7 cuốn sách dạy Aikido hữu ích nhất dành
cho người mới học cũng như các võ sĩ aikido chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu nhé!
1. Sách về
võ Thuật Aikido – Sách dạy Aikido hay nhất
Aikido
là một trong môn võ thuật có nguồn gốc từ Nhật Bản, nó không chỉ được mệnh danh
là thanh cao và khôn ngoan mà còn có nhiều điểm khác biệt so với các môn võ
thuật khác. Có thể nói rằng Aikido là môn võ tự vệ hoàn toàn, thiên về phòng
thủ là chính. Chỉ tấn công đói thủ trong các trường hợp cần thiết với mục đích
mang tính hóa giải, né tránh hoặc chế ngự đối thủ chứ không đả thương đối thủ.
Để đáp ứng về nhu cầu tìm
hiểu võ thuật của mọi người, tác giả O.Tatti. Ông đã có nhiều năm nghiên cứu
tìm hiểu và thực hành giảng dãy môn võ này, với sự tâm huyết và nhiệt tình, ông
đã cho ra đời cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm về chiến thuật, kỹ thuật, kết hợp với
vận khí trong một kỹ thuật khoáng trương theo hình vòng cầu linh hoạt mà đầy hiệu
quả. Bạn có thể tìm hiểu những thế võ cơ bản từ phòng thủ cho đến tấn công được
ghi chú rõ ràng trong cuốn sách này.
2. Dynamic
Aikido – Sách dạy Aikido đặc sắc và hấp dẫn
Dynamic
Aikido là cuốn sách thiết yếu cho người mới bắt đầu học võ aikido. Đây cũng là
một trong số những tài liệu quan trọng cho bất kì ai muốn luyện tập môn võ
thuật ấn tượng của xứ sở hoa anh đào.
Theo cuốn sách chia sẻ: Aikio
là tập hợp toàn bộ sự chuyển động và hòa hợp của cơ thể để né tránh, phản công
và tự vệ. Từ đó, người luyện võ có thể tìm kiếm và đoán biết được tâm ý của đối
thủ. Đưa ra những cách tập luyện hiệu quả nhất mà nhiều người đang áp dụng.
Vì
thế, với cuốn sách này, bạn có thể tìm kiếm cho mình các phương thức tập võ
hiệu quả nhất. Vậy nên, hãy tìm ngay cuốn sách này để có được các kiến thức bổ
ích nhất nhé.
3.Sách dạy
Aikido: Aikido and the Dynamic Sphere – An Illustrated Introduction
Cũng
tương tự như các cuốn sách dạy aikido khác, Aikido and the Dynamic Sphere: An
Illustrated Introduction cung cấp một cho bạn các kiến thức được coi là nền
tảng trong việc khám phá bộ môn võ thuật nổi tiếng của Nhật Bản này.
Được
viết và minh họa bởi Oscar Ratti và Adele Westbrook, Aikido và Dynamic Sphere
với hơn 1.200 hình minh họa, bao gồm nhiều kỹ thuật Aikido. Cuốn sách dạy
Aikido này thực sự là một trong những cuốn sách mà bạn nên tìm kiếm và đọc để
biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhất.
4. The Spirit of Aikido
Cuốn sách dạy môn võ
Aikido này hầu hết có thể giải thích các triết lý của người sáng lập môn võ
này, tác động ngược trở lại trong tâm trí của tất cả người đọc. Thông qua cuốn
sách Aikido, bạn có thể được biết và hiểu rõ hơn vai trò của nó trong bối cảnh
quốc tế. Thông qua đó, người ta còn càng cảm nhận được rằng, Aikido là một
trong những môn nghệ thuật Nhật Bản mang tính hiện đại độc đáo, là chìa khóa
cho nghệ thuật, mang lại sự sống cho con người trong thời điểm hiện tại.
5. The Art
of Peace – Sách dạy Aikido bán chạy nhất
Theo
như cuốn sách, The Art of Peace cho rằng đỉnh cao võ học là một tinh thân tập
luyện kết hợp với trí tuệ, sự can đảm và tình yêu với thiên nhiên. Người đã
phát minh cho nhân loại một tác phẩm tuyệt vời này đó chính là Morihei Ueshiba.
Tại đây, tất cả các nguyên tắc của võ học aikido sẽ được gửi đến bạn đọc trong
nội dung của cuốn sách. Đồng thời, không thiếu những giáo lý, triết lý sẽ được
bật mí khi bạn tìm kiếm thông tin từ cuốn sách này.
6. The Way
of Aikido: Life Lessons from an American Sensei
A
Path with Heartn đã từng nói rằng, đây là tác phẩm thay cho một lời mời duyên
dáng và thiết thực đối với người đọc để bước vào và hòa quyện với thế giới. Đó
cũng là một trong những cuốn sách đắt giá nhất mà bạn có thể tìm kiếm để biết
thêm về môn võ thuật nổi tiếng của Nhật Bản hiện nay.
7. Aikido
for Life – Sách dạy Aikido cuốn hút người đọc
Master
Gaku Homma là tác giả của cuốn sách Aikido for Life. Ông được học trực tiếp từ
người sáng lập Morihei Ueshiba và con trai của ông nên đã có thể thiết kế ra
một tác phẩm hoàn hảo. Cuốn sách giới thiệu môn võ thuật này với bạn bè thế
giới chính là một trong những tác phẩm tuyệt kỹ mà bạn có thể tham khảo ngay từ
hôm nay.
Trên
đây là 7 cuốn sách dạy aikido Nhật Bản hay và bán
chạy nhất. Nếu như muốn tìm hiểu thêm thông tin về môn võ này, hãy tìm ngay
những cuốn sách trên đây để biết thêm thông tin nhé. Mong rằng, với những thông
tin trên đây, bạn có thể tìm kiếm được những tin tức mà mình mong muốn.
Sưu tầm Đạo đường AikidokidsVN.
Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020
Hướng dẫn các phương án phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn 2
Hướng dẫn các phương
án phòng chống dịch COVID-19 giai đoạn 2
Căn cứ
công điện của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phòng, chống
dịch COVID-19;
Căn cứ công văn số 2405/SGDĐT-CTTT ngày
27/7/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc phòng, chống COVID-19 trong
tình hình mới;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại TP Hà Nội;
Đạo đường AikidokidsVN đã xây dựng các phương
án phòng chống dịch giai đoạn 2 gồm 4 kịch bản theo 4 cấp độ:
1.
Cấp độ 1: Màu xanh
Mô tả cấp độ 1 |
Các biện pháp phòng chống dịch cơ bản |
- Không có lây nhiễm trong cộng đồng - Chính phủ chưa công bố hết dịch |
- Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát
khuẩn nhanh. - Khuyến khích đeo khẩu trang ở những nơi
công cộng, ngoài phạm vi trường. - Gia đình học viên có người đi từ vùng
dịch trở về phải cách ly đủ thời gian mới được đưa con tới lớp. - Thực hiện các biện pháp vệ sinh, chăm
sóc sức khoẻ. |
2.
Cấp độ 2: Màu vàng
Mô
tả cấp độ 2 |
Các
biện pháp phòng chống dịch cơ bản |
-
Có ca lây nhiễm trong cộng đồng ở tỉnh, thành khác. -
Chính phủ yêu cầu đeo khẩu trang ở nơi công cộng, khai báo y tế và tự cách ly
với những người đến từ vùng có ca nhiễm |
-
Khảo sát di trú đối với toàn bộ HLV, học viên tại Đạo đường. -
Phụ huynh đo thân nhiệt cho con trước khi tới lớp tập hàng ngày. -
Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh. -
Khuyến khích đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong và ngoài lớp tập. -
Giảm tiếp xúc trực tiếp đông người. -
Tăng cường các biện pháp vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ. -
Gia đình học viên có người đi từ vùng dịch trở về phải cách ly đủ thời gian mới
được đưa con tới lớp. |
3.
Cấp độ 3: Màu da cam
Mô
tả cấp độ 3 |
Các
biện pháp phòng chống dịch cơ bản |
-
Có ca lây nhiễm trên địa bàn thành phố Hà Nội. -
Chính phủ yêu cầu các biện pháp hạn chế tiếp xúc đông người và giãn cách xã hội. |
-
Điều tra dịch tễ đối với toàn bộ GVNV, HS. -
Khai báo tình hình sức khoẻ hàng tuần. -
Phụ huynh kiểm tra thân nhiệt của các con thường xuyên trước khi đưa các con
tới lớp. Nếu thân nhiệt trên 37,5 độ thì không nên đưa các con tới lớp. -
Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh trước và sau khi tập luyện. -
Đeo khẩu trang toàn thời gian tập luyện. -
Giữa khoảng cách 1m trong tập luyện. -
Dừng các hoạt động dã ngoại, ngoại khóa tập trung toàn hệ thống Đạo đường. -
Gia đình học viên có người đi từ vùng dịch trở về phải cách ly đủ thời gian mới
được đưa con tới lớp. |
4.
Cấp độ 4: Màu đỏ
Mô
tả cấp độ 4 |
Các
biện pháp phòng chống dịch cơ bản |
-
Có ca lây nhiễm trong cộng đồng. -
Chính phủ yêu cầu giãn cách toàn xã hội. |
-
Khảo sát di trú đối với toàn bộ HLV và học viên - Học viên tập luyện tại nhà theo giáo trình
của Đạo đường trên Youtube và Website |
Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020
AIKIDO VÀ Ý NGHĨA CỦA CHIẾC ĐAI ĐEN
Trích tự truyện của 1 Aikido sensei, Kensho Furuya về chiếc đai đen:
Aikido và ý nghĩa của chiếc đai đen
Tôi đã nhận được nhiều thư hỏi thăm trên khắp cả nước. Và một trong những câu hỏi tôi thường thấy nhất là “Tập bao lâu để lên được đai đen?” Tôi không biết câu hỏi này ở các võ đường khác được trả lời ra sao, nhưng những học trò của tôi hiểu rằng nếu hỏi câu hỏi như vậy ở võ đường của tôi thì sẽ khiến sự tiến bộ của họ chậm lại hàng năm trời. Đó thật sự là một thảm hoạ.
Hầu hết mọi người đều rất vui nếu tôi nói chỉ mất một vài năm để lên đến đai đen, nhưng thực tế, rất đáng tiếc, là không phải vậy. Và mặc dù điều tôi nói ra làm hầu hết mọi người không vui, tôi cho rằng cần làm rõ khái niệm “đai đen” ra càng rõ càng tốt. Tôi thường khuyến cáo học trò của tôi không nên hỏi những câu tương tự như vậy vì câu trả lời chẳng phải là những điều họ muốn nghe.
Làm thế nào để đạt được đai đen? Bạn tìm một võ sư có trình độ và một võ đường tốt, bắt đầu tập luyện chăm chỉ. Một ngày nào đó, ai biết là khi nào, bạn sẽ đạt được đai đen. Điều này không dễ nhưng là xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể mất một năm hoặc cũng có thể mất mười năm. Bạn có thể chẳng bao giờ đạt được đai đen. Chỉ cho đến khi bạn nhận ra rằng chiếc đai đen không quan trọng bằng sự tập luyện thì có lẽ là bạn đã đạt được đến trình độ đai đen rồi.
Khi nào bạn nhận ra rằng bất kể bao lâu hay bất kể là bạn luyện tập vất vả đến đâu, có cả một đời mà bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, có lẽ là bạn đã gần đạt được chiếc đai đen rồi đó.
Dù bạn có đạt đến trình độ nào, nếu bạn nghĩ rằng bạn “xứng đáng” đeo chiếc đai đen, hoặc nghĩ rằng bạn đủ giỏi để là một võ sĩ đai đen thì bạn đang đi chệch hướng và thực tế là còn rất lâu mới đạt được đai đen. Tập luyện chăm chỉ, khiêm tốn, không thể hiện trước mặt sư phụ hoặc bạn tập, không phàn nàn về những công việc của mình và cố gắng hết sức đối với mọi việc trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của một võ sĩ đai đen. Quá tự tin, thích thể hiện khả năng, thích ganh đua, khinh thường mọi người, thể hiện sự thiếu tôn trọng, thích chọn và làm việc mình thích hoặc không thích (tin rằng công việc đó làm giảm/mất giá trị của bạn) thì đó là biểu hiện của người sẽ không bao giờ đạt được đai đen. Cái mà họ đeo ngang eo chỉ đơn giản là một món hàng vài đô trong các cửa hàng võ phục mà thôi.
Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một võ sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi võ sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi.
Cách thức luyện tập
Đệ nhất huyền đai ở Nhật Bản gọi là Shodan. Chữ đó có nghĩa là “nhất đẳng”. Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ “cân” và “đao” (miếng vải, lưỡi dao). Để làm được một bộ quần áo người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu mã và hình dáng cuối cùng của sản phẩm. Nếu cách chia tỉ lệ không hợp lý hoặc có lỗi, bộ quần áo sẽ trông xấu và không vừa người. Cũng tương tự như vậy, những bước ban đầu luyện tập để đạt được đai đen có ý nghĩa rất quan trọng; điều đó quyết định bạn sẽ trở thành một võ sĩ huyền đai như thế nào.
Trong rất nhiều năm dạy dỗ của tôi nhận thấy rằng những học trò chỉ quan tâm đến việc đạt được đai đen thường dễ nản chí ngay khi họ nhận ra việc đó khó hơn là họ nghĩ. Những người đến chỉ với tinh thần luyện tập, không quan tâm đến cấp độ hay việc thăng cấp, thường luyện tập rất tốt. Họ không bị những chiếc bóng của kỳ vọng hay những mục tiêu thiếu thực tế đè bẹp.
Có một câu chuyện nổi tiếng về Yagyu Matajuro, con trai gia đình kiếm thuật Yagyu nổi tiếng ở thế kỷ 17 của xã hội phong kiến Nhật. Anh ta bị hất ra khỏi gia đình do kém tài năng và phẩm chất và đã tìm đến để học thày Tsukahara Bokuden với hi vong đạt trình độ thượng thừa về kiếm và lấy lại được vị trí trong gia đình. Trong buổi nói chuyện ra mắt, Matajuro đã hỏi Tsukahara Bokuden “Sẽ mất bao lâu để giỏi được kiếm?” Bokuden trả lời “Sẽ mất khoảng năm năm nếu như anh tập luyện chăm chỉ.” “Nếu tôi tập luyện chăm chỉ gấp đôi, thì sẽ mất khoảng bao lâu?” Matajuro hỏi “Trong trường hợp đó cậu sẽ mất mười năm” Bokuden trả lời.
Đặt cho mình một mục tiêu
Vậy bạn sẽ tập trung vào mục tiêu gì nếu bạn không tập trung vào việc đạt được đai đen ? Điều này nói thì dễ hơn là làm nhưng bạn phải tập trung toàn bộ năng lượng vào việc luyện tập. Nếu nghĩ “Tôi sẽ tập trung toàn bộ việc luyện tập của mình để đạt được đai đen” chỉ là một cách đùa giỡn với ý nghĩ của bạn mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất vọng của chính bạn mà thôi.
Liệu bạn có thể đơn giản chỉ nghĩ “Tôi sẽ quên hoàn toàn về đẳng cấp” ? Hoặc liệu bạn có thể tự nhủ với chính bản thân bạn là bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó ? Liệu bạn có luôn bị ám ảnh bởi cái đai đen của mình, để cho ý tưởng đó dai dẳng mãi ở trong trí óc mình không? Nói cách khác liệu bạn có thể tập trung vào việc luyện tập mà không quan tâm đến những điều khác được không ? Liệu bạn có thể cuối cùng nhận ra được rằng đai đen chẳng qua chỉ là cái gì đó để “giữ quần của bạn mà thôi”?
Bạn cũng nên nhận ra rằng dù cho bạn thuần thục tất cả những yêu cầu, biết tất cả các kỹ thuật, tất cả các dạng được yêu cầu trong một khoảng thời gian luyện tập thích hợp, bạn vẫn chưa thể đạt được đai đen. Để đạt được đai đen không phải là một con số định lượng để có thể đo đạc cân đo giống như mua đậu ngoài chợ đâu.
Đai đen là một điều gì đó có ý nghĩa đối với bạn như là một con người. Bạn sẽ cư xử như nào trong và ngoài sân tập, thái độ của bạn đối với thầy dạy của mình và những đồng môn, mục đích sống của bạn, cách mà bạn giải quyết các trở ngại trong cuộc sống, cách bạn kiên trì trong luyện tập là những điều kiện quan trọng cho chiếc đai đen của bạn.
Cùng lúc đó, bạn trở thành tấm gương cho những học viên khác và cuối cùng đạt được vị trí là một người thày hoặc một người trợ giảng. Ở sân tập, trách nhiệm của bạn lớn hơn rất nhiều so với những học viên thông thường khác. Trách nhiệm của bạn lớn lao rất nhiều với tư cách là một võ sinh đai đen.
Đạt được mục tiêu trong luyện tập
Làm thế nào để chúng ta tập trung vào việc luyện tập? Tập luyện một cách thành công, đến một mức độ nhất định là khi chúng ta nhìn xem chúng ta đã làm được những gì từ một quan điểm hợp lý và thực tiễn. Thường thì là chúng ta không nhìn tới những mục tiêu thực tế mà toàn nghĩ đến những giấc mơ và các ảo tưởng mà thôi. Liệu bạn có muốn xuất xắc trong võ nghệ như là một cách để cải tạo bản thân và cuộc sống của mình hay vì bạn bị ảnh hưởng bởi những bộ phim cảnh sát với kẻ cướp.
Liệu rằng việc luyện tập của bạn có động lực bởi một mong muốn mạnh mẽ để khai sáng bản thân hay chỉ vì đơn thuần bạn muốn bắt chước một ngôi sao võ thuật nào đó? Mặc dù những người luyện võ lâu rồi có thể cười, những có rất nhiều người khi tập võ chỉ vì họ muốn được giống như Chuck Norris hoặc Steven Seagal. Đó là những người thành tựu bằng chính bản thân của mình. Bạn là chính bạn. Tất cả chúng ta đều có những người hùng của mình, những hình mẫu riêng và những giấc mơ nhưng chúng ta phải tách những tưởng tượng của mình ra khỏi thực tế để cho việc luyện tập của mình có ý nghĩa và thành công.
Thực tế
Việc luyện tập không có liên quan tới đẳng cấp, đai đen, danh hiệu hay tước hiệu gì cả. Võ thuật chỉ đơn thuần là bỏ đi những ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh đối với chính sự sống và cái chết của chúng ta. Đó không phải chỉ là cách chúng ta bảo vệ ta trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm mà là cách chúng ta bảo vệ sự sống của những người khác nữa. Bạn không thể là một người khác, dù người đó là siêu sao điện ảnh, một người thày lớn hay một triệu phú. Bạn phải là chính bạn – chính bản thân bạn mà thôi. Cũng giống như John Doe thường mơ mình trở thành James Dean, Bruce Lee hay Donald Trump nhưng cuối cùng anh ta chỉ có thể là John Doe. Khi John Doe là John Doe 100%, anh ta đã tự khai sáng cho bản thân mình.
Một người thông thường chỉ sống được 50, hay 80% bản thân của mình sẽ chẳng bao giờ biết được mình là ai. Một võ sĩ sống đến 100% đời sống của mình thì sẽ không thể mắc lỗi được. Đó chính là điều mà một võ sĩ đai đen phải nhận ra. Anh ta không phải là ai khác hơn chính bản thân mình, và sự luyện tập dẫn đến sự khai sáng của chính bản thân anh ta, cái bản ngã của chính anh ta. Và đó chính là ý nghĩa thực thụ của việc luyện tập võ thuật.
Đạt được chiếc đai đen
Hãy nghĩ về việc mất chiếc đai đen đừng nghĩ về việc đạt được nó. Sawaki Kodo, một bậc thày về Thiền, thường nói “Giành được gì đó thường là một sự chịu đựng, mất mát và là một sự khai sáng.” Nếu ai đó hỏi về sự khác nhau giữa những võ sĩ trước kia và bây giờ thì tôi có thể nói ngắn gọn như này. Võ sĩ ngày trước nhìn việc luyện tập như là “sự mất mát”. Họ giành tất cả cho võ thuật và sự luyện tập. Họ từ bỏ gia đình, nghề nghiệp, sự an toàn, danh tiếng, tiền bạc và mọi thứ để thành tựu bản thân mình. Ngày nay, chúng ta chỉ nghĩ về việc được gì “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia” Chúng ta muốn luyện tập võ thuật nhưng chúng ta cũng cần tiền, xe hơi đẹp, danh tiếng, điện thoại cầm tay và rất nhiều những thứ khác mà người khác có.
Đức Phật Thích Ca đã rời bỏ vương quốc, lâu đài, vợ xinh và tất cả mọi thứ để tìm kiếm sự khai sáng cuối cùng. Người đệ tử đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma, người được coi là người sáng lập Kung Fu Thiếu Lâm, đã cắt tay trái của mình để được học sư phụ của mình. Giờ đây chúng ta không phải làm những cách khắc nghiệt như vậy, nhưng chúng ta không được quên đi tinh thần và ý chí của những người thày lớn trong quá khứ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta phải hi sinh cuộc sống của chính chúng ta để theo đuổi việc luyện tập.
Khi người võ sinh nhìn việc luyện tập của mình từ quan điểm là mất mát hơn là đạt được gì đó thì anh ta đã gần đạt tới tinh thần của tự chủ và thật sự xứng đáng với chiếc đai đen. Chỉ khi mà bạn từ bỏ tất cả những ý nghĩ về đẳng cấp, đai, danh hiệu, danh tiếng, tiền bạc và sự làm chủ thì bạn sẽ đạt được điều mà thật sự quan trọng đối với việc luyện tập của bạn. Hãy khiêm tốn, hãy nhẹ nhàng. Hãy quan tâm đến những người khác và đặt những người đó lên trên trước bạn. Luyện võ chính là rèn luyện bản thân mình – rèn luyện cái tôi của mình. Điều đó không có gì liên quan đến đẳng cấp hết.
Một bậc thầy lớn về Thiền đã từng nói “Học về bản ngã để quên đi bản ngã. Khi quên được bản ngã thì bạn sẽ hiểu được mọi điều”.
Nguồn: mrthang.net
Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020
LỄ TƯỞNG NIỆM TỔ SƯ AIKIDO MORIHEI UESHIBA VÀ KHAI SÂN AIKIDO LINH ĐÀM