ĐẠO ĐƯỜNG AIKIDOKIDSVN-Hệ thống lớp võ đạo Aikido tốt nhất cho trẻ em ở Hà Nội- Tenshinkai Hanoi: Aikido cho bé

Lễ Tưởng Niệm Thầy Đặng Thông Trị và Kỳ Thi Lên Đai Quý III/2024.

Ngày 13/10 vừa qua, Hệ thống Đạo đường Aikidovn - Aikidokidsvn - Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức kỳ thi lên đai quý III/2024. Chúc mừng các bạn đã vượt qua kỳ thi

HỘI DIỄN AIKIDO.VN Lần Thứ Nhất Năm 2024.

HỘI DIỄN AIKIDO.VN Lần Thứ Nhất Năm 2024, đã được tổ chức rất thành công. Với sự góp mặt của 22 Đạo đường thành viên cùng hơn 40 tiết mục biểu diễn của các VĐV lớn và kids, đã mang lại một trải nhiệm vô cùng mới mẻ trong mùa hè oi bức tại Thủ Đô Hà Nội

Lễ Tưởng Niệm Tổ Sư Hoàn Nguyên Và Kỳ Thi Lên Đai Quý II/2024.

Ngày 07/04 vừa qua, Đạo đường Aikidokids.vn đã tham gia buổi Lễ Tưởng Niệm Tổ Sư Hoàn Nguyên Và Kỳ Thi Lên Đai Quý II/2024 rất đông đảo và thành công. Chúc mừng các bạn đã vượt qua được áp lực kỳ thi và có cơ hội thăng cấp trong thời gian tới.

Lễ Khai Gương Kagami Biraki và buổi tập đầu năm 2024.

Ngày 18/2 vừa qua, Hệ thống Đạo đường Aikido.vn - Aikidokidsvn -Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức buổi Lễ Khai Gương tại đạo đường trung tâm A7 Trung Kính, Cầu Giấy.

Buổi lễ tri ân thầy cô võ sư, HLV, phụ tá HLV.

Ngày 20/11 vừa qua, Đạo đường Aikidokids.vn và Hệ thống đạo đường Aikido.vn đã tổ chức buổi lễ tri ân thầy cô, HLV, phụ tá HLV tại đạo đường trung tâm A7 Trung Kính.

Lễ Tưởng Niệm Thầy Đặng Thông Trị Và Kỳ Thi Lên Đai Quý 3 Năm 2023.

Ngày 15/10 vừa qua, Môn sinh hệ thống đạo đường Aikidokidsvn đã tham dự Lễ tưởng niệm thầy Trị và Kỳ thi lên đai Q3 năm 2023.

Kết quả cuộc thi viết cho thiên thần nhỏ.

Giải nhất thuộc về Bé: Nguyễn Ngọc Minh Anh - Giải nhì thuộc về bé: Nguyễn Thùy Dương. Cảm ơn quý phụ huynh và các con đã tham gia.

Kỳ Thi Lên Đai Đợt 1 Năm 2023.

Ngày 23/04 vừa qua, Đạo Đường Aikido.VN đã tổ chức kỳ thi lên đai đợt 1 năm 2023 tại Đạo đường trung tâm số 228 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Hướng tới kỳ thi lên đai đợt 1 năm 2023.

Ngày 23/04 tới đây, Đạo Đường Aikido.VN sẽ tổ chức kỳ thi lên đai đợt 1 năm 2023 tại số 228 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Đại Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội.

Ngày 18-19/03/2023 vừa qua, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 20 Năm Thành Lập.

Hiển thị các bài đăng có nhãn Aikido cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Aikido cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2024

LỢI ÍCH KHI CHO TRẺ TẬP LUYỆN VÕ ĐẠO TỪ TUỔI MẦM NON

Võ đạo từ lâu đã được coi là một môn học giúp trẻ rèn luyện và phát triển thể chất toàn diện. Khi trẻ tham gia luyện tập thường xuyên, không chỉ sức khỏe thể chất được cải thiện mà còn giúp tăng cường tinh thần và ý chí. Cùng khám phá những lợi ích tuyệt vời từ việc các HLV tại Đạo đường Aikidokidsvn đào tạo võ đạo cho trẻ tại các trường mầm non tại Hà Nội

1. RÈN LUYỆN THỂ CHẤT VÀ SỨC KHỎE

Các bài tập khởi động của bộ môn Aikido ngoài tác dụng kích thích cơ thể để làm quen với việc vận động mạnh, chúng còn tác dụng “dưỡng sinh” và tăng cường nội lực (khí lực – ki), rèn giũa nghị lực, sức chịu đựng của cơ thể trẻ em ngay từ nhỏ. 

2. PHÁT TRIỂN TRÍ NÃO - TẬP TRUNG TƯ DUY




Võ đạo không chỉ đơn thuần là rèn luyện thể chất, mà còn là bài tập cho trí óc. Việc học võ đòi hỏi trẻ phải duy trì sự tập trung cao độ, ghi nhớ các động tác và phối hợp linh hoạt giữa tư duy và hành động. Những yếu tố này góp phần nâng cao khả năng tập trung và phản xạ nhanh nhẹn cho trẻ.

3. TINH THẦN VÕ ĐẠO - SỰ KHIÊM TỐN


Với bản chất Aikido là môn võ "Không hung hăng". Aikido nhấn mạnh việc giữ bình tĩnh, thoải mái và cân bằng, Aikido sẽ dạy trẻ những nguyên tắc cơ bản của việc “hướng nội” và cung cấp cho các con các công cụ để giúp đỡ khi cần giữ bình tĩnh.

4. KỸ NĂNG TỰ VỆ - AN TOÀN CHO TRẺ NHỎ



Trong từng buổi học, các bé sẽ được trang bị những kỹ năng tự vệ cơ bản. Những kỹ năng này không chỉ giúp bé trở nên tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày, mà còn tạo ra một lớp bảo vệ an toàn, giúp bé biết cách phản ứng khi gặp các tình huống bất ngờ hoặc nguy hiểm.

5. Ý CHÍ BẢN LĨNH - SẴN SÀNG ĐỐI MẶT THỬ THÁCH


Võ đạo luôn đề cao tinh thần thượng võ, giúp trẻ phát triển sự trưởng thành, rèn luyện tính khiêm tốn, lòng khoan dung, cùng với tinh thần dũng cảm và tôn kính đối với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, võ đạo còn giúp trẻ xây dựng ý chí kiên cường để vượt qua khó khăn.

Đạo đường Aikidokidsvn tự hào mang đến cho các bé chương trình võ đạo đặc sắc, nơi mà mỗi động tác và bài tập đều được điều chỉnh kỹ lưỡng để phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mầm non.







Hệ thống Đạo đường Aikidokidsvn - Cung cấp HLV, Trợ giảng đào tạo kỹ năng tự vệ Võ Đạo Aikido dành cho các trường mầm non trên toàn thành phố Hà Nội




Thứ Năm, 1 tháng 10, 2020

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

AIKIDO VÀ Ý NGHĨA CỦA CHIẾC ĐAI ĐEN


Trích tự truyện của 1 Aikido sensei, Kensho Furuya về chiếc đai đen:  

Aikido và ý nghĩa của chiếc đai đen


Tôi đã nhận được nhiều thư hỏi thăm trên khắp cả nước. Và một trong những câu hỏi tôi thường thấy nhất là “Tập bao lâu để lên được đai đen?” Tôi không biết câu hỏi này ở các võ đường khác được trả lời ra sao, nhưng những học trò của tôi hiểu rằng nếu hỏi câu hỏi như vậy ở võ đường của tôi thì sẽ khiến sự tiến bộ của họ chậm lại hàng năm trời. Đó thật sự là một thảm hoạ.

Hầu hết mọi người đều rất vui nếu tôi nói chỉ mất một vài năm để lên đến đai đen, nhưng thực tế, rất đáng tiếc, là không phải vậy. Và mặc dù điều tôi nói ra làm hầu hết mọi người không vui, tôi cho rằng cần làm rõ khái niệm “đai đen” ra càng rõ càng tốt. Tôi thường khuyến cáo học trò của tôi không nên hỏi những câu tương tự như vậy vì câu trả lời chẳng phải là những điều họ muốn nghe.

Làm thế nào để đạt được đai đen? Bạn tìm một võ sư có trình độ và một võ đường tốt, bắt đầu tập luyện chăm chỉ. Một ngày nào đó, ai biết là khi nào, bạn sẽ đạt được đai đen. Điều này không dễ nhưng là xứng đáng với những công sức bạn bỏ ra. Bạn có thể mất một năm hoặc cũng có thể mất mười năm. Bạn có thể chẳng bao giờ đạt được đai đen. Chỉ cho đến khi bạn nhận ra rằng chiếc đai đen không quan trọng bằng sự tập luyện thì có lẽ là bạn đã đạt được đến trình độ đai đen rồi.

Khi nào bạn nhận ra rằng bất kể bao lâu hay bất kể là bạn luyện tập vất vả đến đâu, có cả một đời mà bạn luôn phải học hỏi và rèn luyện cho đến khi vĩnh biệt cõi đời, có lẽ là bạn đã gần đạt được chiếc đai đen rồi đó.

Dù bạn có đạt đến trình độ nào, nếu bạn nghĩ rằng bạn “xứng đáng” đeo chiếc đai đen, hoặc nghĩ rằng bạn đủ giỏi để là một võ sĩ đai đen thì bạn đang đi chệch hướng và thực tế là còn rất lâu mới đạt được đai đen. Tập luyện chăm chỉ, khiêm tốn, không thể hiện trước mặt sư phụ hoặc bạn tập, không phàn nàn về những công việc của mình và cố gắng hết sức đối với mọi việc trong cuộc sống. Đó là ý nghĩa của một võ sĩ đai đen. Quá tự tin, thích thể hiện khả năng, thích ganh đua, khinh thường mọi người, thể hiện sự thiếu tôn trọng, thích chọn và làm việc mình thích hoặc không thích (tin rằng công việc đó làm giảm/mất giá trị của bạn) thì đó là biểu hiện của người sẽ không bao giờ đạt được đai đen. Cái mà họ đeo ngang eo chỉ đơn giản là một món hàng vài đô trong các cửa hàng võ phục mà thôi.

Một chiếc đai đen thực thụ, đeo bởi một võ sĩ đai đen thực thụ là chiếc đai trắng của mọi võ sinh mới tập đã ngả màu bởi máu và mồ hôi.



Cách thức luyện tập

Đệ nhất huyền đai ở Nhật Bản gọi là Shodan. Chữ đó có nghĩa là “nhất đẳng”. Sho (đầu tiên) là một hình ảnh thú vị. Nó bao gồm hai bộ “cân” và “đao” (miếng vải, lưỡi dao). Để làm được một bộ quần áo người ta phải cắt một miếng vải ra. Cái cách đó quyết định mẫu mã và hình dáng cuối cùng của sản phẩm. Nếu cách chia tỉ lệ không hợp lý hoặc có lỗi, bộ quần áo sẽ trông xấu và không vừa người. Cũng tương tự như vậy, những bước ban đầu luyện tập để đạt được đai đen có ý nghĩa rất quan trọng; điều đó quyết định bạn sẽ trở thành một võ sĩ huyền đai như thế nào.
Trong rất nhiều năm dạy dỗ của tôi nhận thấy rằng những học trò chỉ quan tâm đến việc đạt được đai đen thường dễ nản chí ngay khi họ nhận ra việc đó khó hơn là họ nghĩ. Những người đến chỉ với tinh thần luyện tập, không quan tâm đến cấp độ hay việc thăng cấp, thường luyện tập rất tốt. Họ không bị những chiếc bóng của kỳ vọng hay những mục tiêu thiếu thực tế đè bẹp.

Có một câu chuyện nổi tiếng về Yagyu Matajuro, con trai gia đình kiếm thuật Yagyu nổi tiếng ở thế kỷ 17 của xã hội phong kiến Nhật. Anh ta bị hất ra khỏi gia đình do kém tài năng và phẩm chất và đã tìm đến để học thày Tsukahara Bokuden với hi vong đạt trình độ thượng thừa về kiếm và lấy lại được vị trí trong gia đình. Trong buổi nói chuyện ra mắt, Matajuro đã hỏi Tsukahara Bokuden “Sẽ mất bao lâu để giỏi được kiếm?” Bokuden trả lời “Sẽ mất khoảng năm năm nếu như anh tập luyện chăm chỉ.” “Nếu tôi tập luyện chăm chỉ gấp đôi, thì sẽ mất khoảng bao lâu?” Matajuro hỏi “Trong trường hợp đó cậu sẽ mất mười năm” Bokuden trả lời.

Đặt cho mình một mục tiêu

Vậy bạn sẽ tập trung vào mục tiêu gì nếu bạn không tập trung vào việc đạt được đai đen ? Điều này nói thì dễ hơn là làm nhưng bạn phải tập trung toàn bộ năng lượng vào việc luyện tập. Nếu nghĩ “Tôi sẽ tập trung toàn bộ việc luyện tập của mình để đạt được đai đen” chỉ là một cách đùa giỡn với ý nghĩ của bạn mà cuối cùng sẽ dẫn đến sự thất vọng của chính bạn mà thôi.

Liệu bạn có thể đơn giản chỉ nghĩ “Tôi sẽ quên hoàn toàn về đẳng cấp” ? Hoặc liệu bạn có thể tự nhủ với chính bản thân bạn là bạn sẽ không bao giờ đạt được điều đó ? Liệu bạn có luôn bị ám ảnh bởi cái đai đen của mình, để cho ý tưởng đó dai dẳng mãi ở trong trí óc mình không? Nói cách khác liệu bạn có thể tập trung vào việc luyện tập mà không quan tâm đến những điều khác được không ? Liệu bạn có thể cuối cùng nhận ra được rằng đai đen chẳng qua chỉ là cái gì đó để “giữ quần của bạn mà thôi”?

Bạn cũng nên nhận ra rằng dù cho bạn thuần thục tất cả những yêu cầu, biết tất cả các kỹ thuật, tất cả các dạng được yêu cầu trong một khoảng thời gian luyện tập thích hợp, bạn vẫn chưa thể đạt được đai đen. Để đạt được đai đen không phải là một con số định lượng để có thể đo đạc cân đo giống như mua đậu ngoài chợ đâu.

Đai đen là một điều gì đó có ý nghĩa đối với bạn như là một con người. Bạn sẽ cư xử như nào trong và ngoài sân tập, thái độ của bạn đối với thầy dạy của mình và những đồng môn, mục đích sống của bạn, cách mà bạn giải quyết các trở ngại trong cuộc sống, cách bạn kiên trì trong luyện tập là những điều kiện quan trọng cho chiếc đai đen của bạn.

Cùng lúc đó, bạn trở thành tấm gương cho những học viên khác và cuối cùng đạt được vị trí là một người thày hoặc một người trợ giảng. Ở sân tập, trách nhiệm của bạn lớn hơn rất nhiều so với những học viên thông thường khác. Trách nhiệm của bạn lớn lao rất nhiều với tư cách là một võ sinh đai đen.

Đạt được mục tiêu trong luyện tập

Làm thế nào để chúng ta tập trung vào việc luyện tập? Tập luyện một cách thành công, đến một mức độ nhất định là khi chúng ta nhìn xem chúng ta đã làm được những gì từ một quan điểm hợp lý và thực tiễn. Thường thì là chúng ta không nhìn tới những mục tiêu thực tế mà toàn nghĩ đến những giấc mơ và các ảo tưởng mà thôi. Liệu bạn có muốn xuất xắc trong võ nghệ như là một cách để cải tạo bản thân và cuộc sống của mình hay vì bạn bị ảnh hưởng bởi những bộ phim cảnh sát với kẻ cướp.

Liệu rằng việc luyện tập của bạn có động lực bởi một mong muốn mạnh mẽ để khai sáng bản thân hay chỉ vì đơn thuần bạn muốn bắt chước một ngôi sao võ thuật nào đó? Mặc dù những người luyện võ lâu rồi có thể cười, những có rất nhiều người khi tập võ chỉ vì họ muốn được giống như Chuck Norris hoặc Steven Seagal. Đó là những người thành tựu bằng chính bản thân của mình. Bạn là chính bạn. Tất cả chúng ta đều có những người hùng của mình, những hình mẫu riêng và những giấc mơ nhưng chúng ta phải tách những tưởng tượng của mình ra khỏi thực tế để cho việc luyện tập của mình có ý nghĩa và thành công.

Thực tế

Việc luyện tập không có liên quan tới đẳng cấp, đai đen, danh hiệu hay tước hiệu gì cả. Võ thuật chỉ đơn thuần là bỏ đi những ảo tưởng của chúng ta. Chúng ta phải đấu tranh đối với chính sự sống và cái chết của chúng ta. Đó không phải chỉ là cách chúng ta bảo vệ ta trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm mà là cách chúng ta bảo vệ sự sống của những người khác nữa. Bạn không thể là một người khác, dù người đó là siêu sao điện ảnh, một người thày lớn hay một triệu phú. Bạn phải là chính bạn – chính bản thân bạn mà thôi. Cũng giống như John Doe thường mơ mình trở thành James Dean, Bruce Lee hay Donald Trump nhưng cuối cùng anh ta chỉ có thể là John Doe. Khi John Doe là John Doe 100%, anh ta đã tự khai sáng cho bản thân mình.

Một người thông thường chỉ sống được 50, hay 80% bản thân của mình sẽ chẳng bao giờ biết được mình là ai. Một võ sĩ sống đến 100% đời sống của mình thì sẽ không thể mắc lỗi được. Đó chính là điều mà một võ sĩ đai đen phải nhận ra. Anh ta không phải là ai khác hơn chính bản thân mình, và sự luyện tập dẫn đến sự khai sáng của chính bản thân anh ta, cái bản ngã của chính anh ta. Và đó chính là ý nghĩa thực thụ của việc luyện tập võ thuật.

Đạt được chiếc đai đen

Hãy nghĩ về việc mất chiếc đai đen đừng nghĩ về việc đạt được nó. Sawaki Kodo, một bậc thày về Thiền, thường nói “Giành được gì đó thường là một sự chịu đựng, mất mát và là một sự khai sáng.” Nếu ai đó hỏi về sự khác nhau giữa những võ sĩ trước kia và bây giờ thì tôi có thể nói ngắn gọn như này. Võ sĩ ngày trước nhìn việc luyện tập như là “sự mất mát”. Họ giành tất cả cho võ thuật và sự luyện tập. Họ từ bỏ gia đình, nghề nghiệp, sự an toàn, danh tiếng, tiền bạc và mọi thứ để thành tựu bản thân mình. Ngày nay, chúng ta chỉ nghĩ về việc được gì “Tôi muốn cái này, tôi muốn cái kia” Chúng ta muốn luyện tập võ thuật nhưng chúng ta cũng cần tiền, xe hơi đẹp, danh tiếng, điện thoại cầm tay và rất nhiều những thứ khác mà người khác có.

Đức Phật Thích Ca đã rời bỏ vương quốc, lâu đài, vợ xinh và tất cả mọi thứ để tìm kiếm sự khai sáng cuối cùng. Người đệ tử đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma, người được coi là người sáng lập Kung Fu Thiếu Lâm, đã cắt tay trái của mình để được học sư phụ của mình. Giờ đây chúng ta không phải làm những cách khắc nghiệt như vậy, nhưng chúng ta không được quên đi tinh thần và ý chí của những người thày lớn trong quá khứ. Chúng ta phải nhận ra rằng chúng ta phải hi sinh cuộc sống của chính chúng ta để theo đuổi việc luyện tập.

Khi người võ sinh nhìn việc luyện tập của mình từ quan điểm là mất mát hơn là đạt được gì đó thì anh ta đã gần đạt tới tinh thần của tự chủ và thật sự xứng đáng với chiếc đai đen. Chỉ khi mà bạn từ bỏ tất cả những ý nghĩ về đẳng cấp, đai, danh hiệu, danh tiếng, tiền bạc và sự làm chủ thì bạn sẽ đạt được điều mà thật sự quan trọng đối với việc luyện tập của bạn. Hãy khiêm tốn, hãy nhẹ nhàng. Hãy quan tâm đến những người khác và đặt những người đó lên trên trước bạn. Luyện võ chính là rèn luyện bản thân mình – rèn luyện cái tôi của mình. Điều đó không có gì liên quan đến đẳng cấp hết.

Một bậc thầy lớn về Thiền đã từng nói “Học về bản ngã để quên đi bản ngã. Khi quên được bản ngã thì bạn sẽ hiểu được mọi điều”.


Nguồn: mrthang.net

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2019

ĐÒN THẾ TRONG AIKIDO: SHIHONAGE - NÉM BỐN HƯỚNG


Shihonage theo phiên âm tiếng Nhật có thể tạm dịch là "ném tứ 
phương". Shihonage là đòn bất động hóa thứ 2 (sau IKKYO), một trong những kỹ thuật cơ bản quan trọng nhất của Aikido vì từ Shihonage bạn có thể biến hóa ra rất nhiều các kỹ thuật khác trong Aikido.


Thứ Ba, 16 tháng 7, 2019

AIKIDO VÀ NỮ GIỚI


Aikido được biết đến là môn võ tự vệ, lấy nhu thắng cương và không mang tính chất đối kháng. Được xem như là môn võ tình thương và sự hoà hợp (kết hợp giữa Hiệp - Khí - Võ và Đạo).Khi mới bắt đầu học, các bạn sẽ không cảm nhận được sự hiệu quả và cảm thấy cơ thể mình thật cứng ngắc, chậm chạp, thậm chí là nhức mỏi toàn thân. Nhưng càng học bạn sẽ thích thú với sự uyển chuyển, nhịp nhàng trong các đòn thế và không hề làm ảnh hưởng đến vóc dáng của bạn. Quan trọng hơn nữa bạn sẽ rèn luyện được sự kiên trì, điềm tĩnh và phản xạ nhanh nhạy hơn. Khi bạn có thể kiềm chế và kiểm soát cảm xúc của mình thì sẽ xử lý công việc và các vấn đề trong cuộc sống tốt hơn.Vì thế, Võ thuật và Phái đẹp là một sự kết hợp hoàn hảo để vừa rèn luyện Chất, Trí và Thức của phụ nữ hiện đại. Và Aikido cũng là một môn võ hàng đầu trong sự lựa chọn của phái đẹp ngày nay.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2019

CÁCH THỨC TRÁNH CHẤN THƯƠNG KHI TẬP LUYỆN

Trong tất cả những môn võ, chấn thương khi luyện tập là điều không thể tránh khỏi. Không ai muốn gặp chấn thương khi tập luyện cả. Sau đây là những mẹo nhỏ để giúp đỡ các bạn ít nhiều trong việc tránh chấn thương lúc luyện tập.


Thứ Ba, 11 tháng 6, 2019

KHAI GIẢNG LỚP VÕ TỰ VỆ CHO TRẺ EM TẠI MỸ ĐÌNH - ĐẠO ĐƯỜNG AIKIDOKIDS.VN

Ngày 9/6/2019, Đạo đường Aikidokids.vn đã khai giảng lớp võ tự vệ cho trẻ em tại Mỹ Đình. Cùng Đạo đường nhìn lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong ngày khai giảng.


Tầng 2 số 68 Nguyễn Hoàng- Từ Liêm- Hà Nội


Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

CHÚNG TA ĐÃ CÓ MỘT LẦN CHẬM LẠI?

Khi mà xã hội đang phát triển một cách chóng mặt, người người, người, nhà nhà cũng bị cuốn theo dòng chảy đó. Đã bao giờ chúng ta nghĩ, thử một lần sống chậm lại?

AIKIDO - KHÔNG CHỈ LÀ MỘT MÔN VÕ

Chúng ta vẫn thường nghĩ, học võ là để nâng cao thể lực, rèn luyện thân thể, nâng cao khả năng tự vệ của bản thân, Nhưng với Aikido, chúng tôi tin, và chúng tôi thấy, môn Aikido không đơn thuần là một môn võ bình thường. Aikido, là môn võ của tình thương.




Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

LỄ KỶ NIỆM 16 NĂM THÀNH LẬP CLB AIKIDO TENSHINKAI HÀ NỘI

Vào ngày 1/3/2019, tại trường Tiểu học Trung Yên đã diễn ra buổi lễ kỷ niệm 16 năm thành lập CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội.


Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Quy tắc, nghi lễ và trang phục trong đạo đường Aikido

Khi đến luyện tập ở một đạo đường mới, dù là người mới bắt đầu hay một Aikidoka từ nơi khác chuyển đến, tất cả đều phải tôn trọng các quy ước truyền thống ở đây. Nếu bạn không chắc hoặc không rõ về các quy chuẩn này, hãy quan sát và hỏi các tiền bối của mình.

Những quy tắc, nghi lễ và trang phục của mỗi đạo đường có thể rất khác so với những thông tin chung nêu dưới đây. Điều đó bắt nguồn từ thực tế rằng Tổ sư đã có một sự nghiệp to lớn và lâu dài, các thế hệ học trò của Ngài đã thành lập những đạo đường (dojo) riêng và áp dụng những quan niệm riêng cho đạo đường của mình. 

Nghi thức trước buổi tập thế nào là đúng?


Về cơ bản, trong nghi thức này các võ sinh sẽ quỳ thành một hoặc nhiều hàng song song trước shomen (bàn thờ – theo truyền thống là nơi treo ảnh Tổ sư hoặc các bức thư pháp bằng mẫu tự kanji, tuỳ theo từng phái).

Sau khi các HLV vào sân và quỳ xuống, tất cả sẽ cũng cúi chào hướng về phía shomen. Sau đó, HLV và các võ sinh cúi chào nhau. Vỗ tay hoặc dặn dò trước buổi tập có thể có hoặc không tuỳ từng đạo đường.

Tại sao lại chào theo kiểu Nhật và sử dụng tiếng Nhật trong luyện tập?

Đa số Aikidoka cho rằng điều này là quan trọng trong việc duy trì truyền thống, bảo vệ tính toàn vẹn vủa môn võ, và cũng là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng đối với người sáng lập cùng lịch sử Aikido.


Mức độ “trung thành” với những nghi thức này còn tuỳ thuộc vào từng đạo đường. Một số nghi thức được tiến hành phổ biến như: thể hiện sự tôn kính với các HLV bằng cách chào và nói “Onegai shimasu” (“Tôi đề nghị/mong được (chỉ dẫn)) trước khi vào tập, hoặc “Domo arigato gozaimashi-ta (sensei)” (“Chân thành cám ơn (HLV)”) sau buổi tập. Điều này cũng cần được thực hiện đối với các đồng môn. Một số dojo bắt buộc sử dụng tiếng Nhật, số còn lại cho phép dùng bản ngữ.

Chào cúi đầu (kiểu Nhật) chỉ là một dấu hiệu thể hiện sự tôn kính đối với Tổ sư, HLV hay các bạn đồng môn mà không hề mang bất cứ ý niệm tôn giáo/ tín ngưỡng nào. Thực tế, nó không khác mấy về ý nghĩa so với cái bắt tay trong xã hội phương Tây. Nó không biểu thị cho tôn thờ, cúng bài hay các hình thức tương tự.


Một lý do khác để cúi chào (kiểu Nhật) là, như một phương pháp thiền định, nó làm ngưng các hoạt động thể chất, giải phóng tư tưởng khỏi các ý nghĩ vướng bận bên ngoài, hướng mọi sự tập trung vào đối tác và luyện tập.

Có được trao đổi/nói chuyện trên thảm tập?

Nhìn chung, tốt nhất bạn nên tôn trọng các quy ước của từng đạo đường, chứ không phải của nơi bạn đã thường luyện tập. Mặt khác, trên sân tập cũng không nên bàn luận đến bất cứ vấn đề nào khác ngoài đòn thế hay kỹ thuật. 

Luật cấm trao đổi cũng chỉ với mục đích hướng sự tập trung vào quan sát hay thực hành đòn thế, cũng như không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của các đồng môn.


Hakama là gì và ai mặc nó?

Hakama là loại quần – váy đặc biệt, thường thì chỉ các võ sinh đai đen mới mặc. Nó là một phần của trang phục võ sĩ đạo truyền thống. Song ở một số đạo đường, mọi người đều mặc nó, nhất là phụ nữ bởi bản tính e lệ kín đáo của họ. Ngày nay hakama được dùng như đồng phục trong Kendo (kiếm đạo) và Kyudo (bắn cung).

Aikidokids.vn

Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Mạn đàm về kiếm trong Aikido - Aikiken Hiệp Khí Kiếm

Kiếm trong Aikido được sử dụng như là một môn nghệ thuật. Nó không phải để sử dụng vào mục đích giết chóc. Nó được sử dụng để làm đẹp hơn cho tâm hồn của người sử dụng nó. 

Trong Aikido, tập luyện kiếm (Aikiken – bokken) là phần tập luyện nâng cao của hành giả. Kiếm giúp cho hành giả qua tập luyện nó mà biến đổi chính con người mình. Khi tập luyện kiếm đạt đến trình độ kỹ thuật cao, anh ta sẽ nhận thấy rằng kiếm chính là anh ta. 

Những gì anh ta thể hiện qua đường kiếm của mình cũng chính là tâm tính của anh ta. Để đạt được cái tinh thần của Aikido, một hành giả phải luyện tập kiếm đến một mức độ anh ta có thể làm chủ được hoàn toàn kiếm, làm chủ được cái “tôi”  của  mình.


Trong quá trình luyện tập, cũng như những kỹ thuật tay không hay trường côn. Khi sử kiếm, hành giả Aikido nhất định phải hết sức chú tâm về cái tinh thần và ý nghĩa của kiếm. Chú tâm tuân thủ nguyên tắc, đề cao tính kỷ luật và sự cảnh giác cao độ với kiếm và với chính mình. Mỗi một động tác của anh ta được xem như là sự quyết định số phận của một con người. Anh ta không thể tùy tiện mà sử kiếm một cách vô thức, hay chỉ quan tâm đến cái hình dáng oai phong bên ngoài. 

Thời xưa, mỗi nhát kiếm là một cuộc đời. Ngày nay, mỗi một nhát kiếm mà hành giả phát ra, là một lần anh ta được thức tỉnh. Một lần anh ta kêu gọi chính con người trong tâm mình phải sáng suốt, hãy biết trân quý cuộc sống của chính anh ta và người khác.


Bản thân kiếm là một vật nguy hiểm và vô tri. Nếu một hành giả không tự chủ, cái tính xấu trong con  người anh ta sẽ bộc phát khi có thêm điều  kiện thuận lợi. Cũng như khi được thêm sức mạnh hay sự thành công, con người nếu không biết kiềm chế cái “tôi” của mình, không triệt tiêu được sự cao ngạo và đắc thắng vì sự ưu thế, thì sẽ  gây nguy hiểm cho nhân loại và nguy hiểm cho cả chính mình. Nói đúng hơn là anh ta sẽ hủy hoại người khác và hủy hoại ngay cả chính anh ta.


Một hành giả, mỗi lần được tập luyện kiếm là một lần hiểu được cái vẻ đẹp của một môn nghệ thuật. Nghệ thuật sử dụng kiếm và cũng là nghệ thuật sống. Một hành giả sử kiếm phải ý thức được mỗi một đường kiếm trong một bài tập là một hoàn cảnh.

Anh ta phải khéo biết cách xoay chuyển những tình thế khó khăn để biến nó thành vô sự. Anh ta phải ý thức được việc tập luyện của mình cũng giống như cách hành xử ở đời, phải trong sáng rõ ràng, phải khéo léo và nhân ái, phải trí tuệ và bao dung…


Đến lúc nào đó, qua luyện tập, hành giả sẽ thấy kiếm chính là mình, và mình là kiếm. Anh ta và kiếm chỉ là một. Mỗi nhát kiếm, mỗi động tác xoay người múa kiếm là một lần anh  ta được mài  dũa con  người mình cho đẹp hơn, hoàn chỉnh hơn.

Trong Aikido, sử dụng kiếm là một nghệ thuật, sử dụng côn là một nghệ thuật, sử dụng các kỹ thuật tay không là một nghệ thuật, và Aikido là một môn nghệ thuật.

Người xưa có câu: “Con người sinh ra bản chất vốn thiện”. Một hành giả mỗi khi thực hành một kỹ thuật Aikido chính là thêm một lần  anh ta được khơi gợi cái “đức”, cái “tài” vốn dĩ đã sẵn có. Để qua đó, anh ta sẽ phát huy được cái “tâm”, cái “tính” của mình, rèn luyện con người mình ngày càng hoàn thiện hơn.


HLV Trường Chinh.


Aikidokids.vn

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2019

Hướng dẫn cách gấp Hakama chi tiết và đúng cách

Bạn có Hakama và thường xuyên sử dụng ở đạo đường nhưng liệu bạn có biết cách gấp Hakama một cách đúng trình tự để không làm mất các nếp gấp của nó? Nếu chưa biết hãy học theo hình ảnh dưới đây.



Nếu vẫn chưa rõ một số chỗ thì hướng dẫn chi tiết bằng video sẽ để bạn có cái nhìn trực quan hơn trong việc gấp Hakama.

Aikidokids.vn

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Tìm hiểu về Hakama và ý nghĩa của 7 nếp gấp

Hakama là gì và tại sao nó lại xuất hiện trong đạo đường Aikido? Nó đơn giản chỉ là một chiếc váy hay đằng sau nó ẩn chứa ý nghĩa gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hakama là gì?

Hakama là một kiểu quần giống váy mà những Aikidoka mặc. Ban đầu đó là trang phục truyền thống của các võ sĩ Samurai. Theo thời gian nó dần phổ biến trong giới võ thuật Nhật Bản .Sắc phục cơ bản của Aikido giống như các môn võ khác như Judo và Karate chủ yếu là quần áo phía dưới và việc mặc Hakama đã thành một truyền thống của hầu hết các trường dạy Aikido.



Vốn hakama được sử dụng để bảo vệ đôi chân của người cưỡi ngựa khỏi những bụi cây, hay trong quá trình di chuyển…- giống như đôi quần da của những chàng cao bồi. Ở Nhật Bản có rất ít da nên vải thô được sử dụng để thay thế. 

Sau khi tầng lớp Samurai bỏ ngựa và di chuyển như những chiến binh đánh bộ, thì họ vẫn duy trì việc mặc sắc phục của kị binh vì điều đó làm họ dễ nhận ra hơn và giúp phân biệt họ với các tầng lớp khác.

Những câu chuyện về Hakama


Ở rất nhiều trường, chỉ có võ sinh đai đen mới mặc hakama, một số nơi khác thì mọi người đều mặc. Ở một số nơi nữ giới được mặc hakama sớm hơn con trai (thường thì do khả năng hạn chế của nữ giới được đưa ra giải thích)

Tổ sư thường yêu cầu mọi người phải mặc hakama vì tổ sư sống ngay ở thời điểm mà hakama vốn là một trang phục cơ bản.


Thầy Saito có kể câu chuyện như sau về hakama trong lớp học của Tổ sư ngày trước.
“Hầu hết các võ sinh ngày đó đều nghèo để mua được một bộ hakama nhưng ai cũng phải có một bộ. Nếu họ không thể xin được của một người thân lớn tuổi nào đó, thì họ có thể lấy vỏ của một tấm thảm futon (thảm người của người Nhật), cắt ra, nhuộm đi rồi đưa cho cô thợ may để tạo ra bộ hakama. Do họ phải sử dụng chất nhuộm rẻ tiền nên chỉ một thời gian thì màu sắc của những tấm thảm sẽ lộ ra”


Thầy Shigenobu Okumura kể:
“Sau chiến tranh, mọi thứ ở Nhật đều khan hiếm, trong đó có vải. Vì thiếu như vậy, chúng tôi phải tập mà không có hakama. Chúng tôi cố tận dụng những tấm vải nguỵ trang chống máy bay để làm hakama nhưng do những tấm vải đó đã phơi nắng hàng năm trời rồi, nên cái gối sờn rấtnhanh khi chúng tôi tập suwariwaza. 

Chúng tôi thường xuyên phải vá những hakama này. Chính trong hoàn cảnh đó mà một ai đó đã đưa ra gợi ý: “Tại sao chúng ta không quy định là mọi người không phải mặc hakama cho đến khi đạt được shodan?” Ý tưởng này đã được tiến hành như là một biện pháp tạm thời để giảm bớt chi phí. Việc chấp nhận ý tưởng đó không có nghĩa là hakama là một biểu tượng để quy định đẳng cấp của các võ sĩ.”
Aikidokids.vn

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Tác dụng và lợi ích của các động tác khởi động trong Aikido

Trong thể thao, trước khi bắt đầu vận động với cường độ mạnh thì việc trước hết một vận động viên cần phải làm là “khởi động”. Các bài tập, động tác khởi động có tác dụng làm cơ thể từ từ thích nghi dần với việc vận động nặng, nhằm ngăn ngừa những trường hợp cơ thể bị chấn thương.



Trong Aikido, những bài tập khởi động, ngoài mục đích như trên, chúng còn có tác dụng “dưỡng sinh” và tăng cường nội lực (khí lực – ki), rèn giũa nghị lực, sức chịu đựng của cơ thể. 

Những bài tập khởi động này đều có căn nguyên và tác dụng hầu hết đến nhiều bộ phận cơ thể, từ trong (nội tạng, xương, khớp) ra ngoài (gân, cơ), đến các huyệt đạo, huyệt vị trên cơ thể. 


Những động tác này chính là sự nghiên cứu, sàng lọc và rút tỉa từ nền y thuật Đông phương mà ứng dụng. Cho đến nay, nền Y học Tây phương cũng đã thấy và chứng minh được tác dụng, ích lợi của nó đối với cơ thể con người. 

Thế nên, nhìn chung trong các động tác khởi động trong Aikido, hầu hết đều có điểm tương đồng với nguyên lý Y học cổ truyền Đông phương. Đó cũng là điều tất yếu và dễ hiểu.



Khi hiểu được tác dụng và lợi ích vô giá của các động tác khởi động trong Aikido, thì chúng ta không còn lý do gì để phải tập luyện nó hằng ngày với một thái độ tiêu cực nữa. 

Chính những động tác mà chúng ta thoạt nghĩ rằng đơn điệu, mà chúng ta cứ phải tập đi tập lại hằng ngày ấy sẽ tích lũy dần dần, ngày càng nhiều sức khỏe cho chúng ta.  


Tích tiểu sẽ thành đại. Tích càng nhiều lượng thì sẽ tạo nên chất. Bài khởi động trong môn võ Aikido luôn là nền móng, nền tảng để các hành giả xây trên nó những tầng lớp khác; kỹ thuật, tư duy, triết lý…

Aikidokids.vn

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

NHÌN LẠI 2018 CÙNG AIKIDOKIDS.VN




Năm 2019 đã đến với bao niềm hân hoan khắp mọi nẻo đường. Đây cũng là cơ hội để thầy và trò Đạo đường Aikidokids.vn cùng nhìn lại những điều đã làm được trong năm vừa qua.

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

KẾT THÚC KỲ THI LÊN ĐAI 2018

Trong hình ảnh có thể có: 17 người, bao gồm Văn Hiệp, Phạm Long Sơn và Nguyễn Thành Vinh, mọi người đang cười, trong nhà


Trải qua một quá trình rèn luyện, cùng với việc hoàn thành kì thi lên đai 2018, bây giờ, các học viên của Đạo đường Aikidokids.vn đã nhận được những phần thưởng xứng đáng với khả năng của mình.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2018

AIKIDO VÀ TRẺ EM, TẠI SAO KHÔNG?


Aikido, một môn võ mới lạ đang phát triển ở Việt Nam, những tưởng môn võ với nhiều kỹ năng phức tạp này chỉ dành cho người lớn, nhưng không, trẻ emcũng hoàn toàn có thể tập luyện bộ môn này.




Thứ Ba, 9 tháng 10, 2018

KỲ THI LÊN ĐAI THÁNG 10 -2018


Ngày 10/9 vừa qua, tại trường tiểu học Trung Yên, CLB Aikido Tenshinkai Hà Nội đã tổ chức buổi thi lên đai cho các học viên đạo đường Aikidokids.vn. 


Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017