Shihonage theo
phiên âm tiếng Nhật có thể tạm dịch là "ném tứ
phương". Shihonage là đòn bất động hóa thứ 2 (sau IKKYO),
một trong những kỹ thuật cơ bản quan trọng nhất của Aikido vì từ Shihonage bạn có thể biến hóa ra rất nhiều các
kỹ thuật khác trong Aikido.
Đây là đòn thế cơ bản thứ 2, Shihonage bao gồm những lưu ý cần điều chỉnh như sau:
Vẫn là nguyên lý cơ bản như đòn Ikkyo: thủ pháp, tấn pháp, di chuyển vững vàng kể cả trong Omote hay Ura.
Một số lỗi thường gặp trong đòn đó là Nage không làm mất trọng tâm đối phương và xoay hông. Nage làm theo cách sau để sửa 2 lỗi này (giả sử tay phải Nage bị tay trái Uke nắm):
+ Khi bạn làm mất trọng tâm đối phương: cánh tay đưa lên vẫn ở trạng thái thả lỏng (lực gốc xuất hiện từ eo và hông, vì một số bạn khi đưa 2 tay lên lại bị gồng cứng cánh tay, không thấy lực hông mà chỉ thấy lực cánh tay mà thôi, nếu bạn gặp uke to khỏe chắc chắn sẽ bị kéo lại). Chú ý khi bước chân lên phải tùy thuộc vào uke, nếu tay uke dài thì bước xa ra một chút. Củi chỏ tay phải lót phía dưới củi chỏ tay trái của Uke để đảm bảo Uke mất trọng tâm.
+ Xoay hông: Lúc này 2 chân đang duy trì trạng thái trung bình tấn. Giữ người và thân Nage một khối như vậy, xoay hông, chuyển tấn, hơi rút nhẹ hông về phía sau một chút.
Aikido
thiên biến vạn hóa, nhiều người, nhiều cách vào đòn
khác nhau, miễn sao là tự bản thân mình cảm thấy thoải mái nhất
với đòn
thế đó mà thôi.
Bài viết dựa trên ý khiến của Thầy Long Sơn, võ sư huyền đai
Aikido.
Chúc các bạn luyện tập tốt!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét