[Vai Trò Của Uke Trong Aikido]
Một ít căn bản khi làm Uke
1. Uke phải thật lòng tấn công Nage, nếu không Nage không thể áp dụng đòn được. Đây không có ý nói là đánh để đả thương bạn, nhưng khi tấn công cũng phải có lực chút xiú, không ngừng thế công giữa đường, và nếu Nage không né thì sẽ bị trúng đòn.
2. Không nên cố ý kháng cự lại và nên nương theo thế đánh của Nage. Không nên đoán trước là Nage sẽ đánh làm sao và làm trước khi Nage ra đòn. Ví dụ không nên té trước khi Uke quăng.
3. Lúc tấn công phải có dụng ý đánh trúng Uke. Nếu Uke đứng trước mặt mà đánh bên hông thì vô dụng. Nage sẽ khó áp dụng đòn. Nage phải né đòn, nếu Nage né không kịp thì lỗi Nage hoặc nếu Uke đánh quá lẹ, nên chậm lại.
4. Không nên nhấp hay đổi hướng tấn công khi đánh. Tấn công 1 đòn, không đôỉ đòn công trong khi đánh. Ví dụ đang chém Shomanuchi thì kết thúc bằng shomanuchi chứ không bắt đâù bằng Shomanuchi và đôỉ sang Yokomen.
5. Lúc tấn công cũng nên áp dụng những phương thúc căn bản như hạ thấp đan điền, đứng vững v..v.... Như vậy sẽ cho nage cảm thấy thực tế hơn và sẽ bắt buộc Nage áp dụng căn bản.
6. Uke nên cho Nage biết feed back khi bị đánh. Có mất thăng bằng hay không, lúc nào / chỗ nào cảm thấy sơ hở v..v...
7. Lúc nào cũng phải thả lỏng để tránh bị thương
- Đòn aikido là học theo phương thức ''nhìn, thí nghiệm, xửa đôỉ, thí nghiệm lại'' cho tới khi thành công.
Khi Nage đã thuộc đòn và tới trình độ cao hơn thì Uke cũng nên đôỉ cách tấn công để cho
Nage có dịp học hỏi và biết sơ hở của mình thêm. Thế công phải chính xác, nhanh và mạnh hơn và từ từ như vậy, cả Uke lẫn Nage sẽ hấp thụ được thêm về thực tế tự vệ. Đây không có ý định nói tới thực chiến (self defense) mà ngụ ý chính, là cho cả 2,Uke lẫn Nage lãnh thụ được thêm cái ''tinh túy'', cái ''tế nhị'' của đòn Aikido.
1. Áp dụng những gì đã nêu ở trên, nhưng Uke không nên di chuỷên, không ăn thông với Nage, nếu chưa mất thăng bằng. Nếu sau 2 lần mà vẫn cảm thấy như vậy thì coi Nage như chưa thuộc đòn căn bản (mất thăng bằng).
2. Tấn công mạnh hơn và nhanh hơn nhưng vẫn không có ý đả thương bạn.
3. Tùy cách/lúc tập, có lúc nên kháng cự để Nage tập chuỷên đòn (henka waza)
4. Lúc Nage làm mất thăng bằng, ráng nương theo để lấy lại thăng bằng. Cách này là bước đầu cho bài phản đòn (Kaeshi waza)
5. Ráng chịu đau khi nage đánh đòn để cho quen. Làm như vậy để chuẩn bị cho thế phản đòn.
2. Tấn công mạnh hơn và nhanh hơn nhưng vẫn không có ý đả thương bạn.
3. Tùy cách/lúc tập, có lúc nên kháng cự để Nage tập chuỷên đòn (henka waza)
4. Lúc Nage làm mất thăng bằng, ráng nương theo để lấy lại thăng bằng. Cách này là bước đầu cho bài phản đòn (Kaeshi waza)
5. Ráng chịu đau khi nage đánh đòn để cho quen. Làm như vậy để chuẩn bị cho thế phản đòn.
Các thế đánh (nắm, chem, đấm v..v...):
Nắm có 3 chủ ý: Nắm kéo tới mình, nắm đâỷ tới trước và nắm ''tại chỗ''. Sau đây, phân tích các thế công. Xin nhắc là khi tấn công, nên hạ thấp đan điền xuống, như vậy sẽ có lực và thực tế hơn. Làm như vậy thì thế công không có xìu tí nào hết.
Mục đích của 1 số thế công, khi hiểu rồi thì sẽ áp dụng tùy theo trình độ của bạn tập. Rất nhìêu người hay tưởng là mình hay và ham làm lẹ cho thực tế. Khuyên nên tập chậm và chừng nào hiểu rõ và thực hành được rồi thì hãy nên làm theo phương cách ''khó''....
Nắm tay (Aihamni và Gyakuhanmi ):
Nắm có 3 chủ ý: Nắm kéo tới mình, nắm đâỷ tới trước và nắm ''tại chỗ''. Sau đây, phân tích các thế công. Xin nhắc là khi tấn công, nên hạ thấp đan điền xuống, như vậy sẽ có lực và thực tế hơn. Làm như vậy thì thế công không có xìu tí nào hết.
Mục đích của 1 số thế công, khi hiểu rồi thì sẽ áp dụng tùy theo trình độ của bạn tập. Rất nhìêu người hay tưởng là mình hay và ham làm lẹ cho thực tế. Khuyên nên tập chậm và chừng nào hiểu rõ và thực hành được rồi thì hãy nên làm theo phương cách ''khó''....
Nắm tay (Aihamni và Gyakuhanmi ):
Với người có kinh nghiệm, lúc nắm 2 kiêủ trên thì nên nghĩ chỉ là thế nắm đầu tiên trong nhiều thế công liên tục. Ví dụ nắm tay Nage và kéo xuống để đấm Nage với tay kia. Đừng nên nghĩ là chỉ nắm đúng tay Nage và không làm gì khác, nhưng nắm với mục đích để kềm chế và không cho Nage thoát. Với người nào chưa quen đòn thì chỉ nắm thôi (kéo, đâỷ hay tại chỗ), nhưng với những người đã quen thì có thể nắm với mục đích để đấm hay đá.
Cách nắm:
Nắm tay y hệt như nắm kiếm. 3 ngón tay chót là chủ yếu. Ngón út (ngón cuối cùng) là ngón chính. Nên lấy ngón tay út ''cuốn'' lấy cổ tay Uke và đem cổ tay Nage nằm trong lòng bàn tay. Bàn tay Uke và cổ tay Nage phải sát nhau, và không được có khe hở.
Nắm vai:
Nắm vai:
Không nên nắm ở trên vai. Lúc nắm vai nên nắm bên hông và cũng nên dùng ngón tay út như đã nói ở trên. Nên tránh dùng ngón tay cái vì rất dễ bị kẹt trong aó của Nage và sẽ bị thương.
Những thế chém và đấm (Shomanuchi, Yokomanuchi và Tsuki)
Lúc chém shomanuchi, nên nhắm đầu và không nên ngừng ở đầu hoặc trước khi tới đầu. Nên ngừng thế chém ở ngang ngực.
Trong tất cả cách thế công này, không nên ngừng thế đánh trước khi đụng Nage mà nên nghĩ là phải xuyên qua Uke. Cứ coi như là tập công phá trong TKD hay Karate vậy.
Shomanuchi thì chém ngay đầu, Yokomen thì ngay màng tang, Tsuki thì có thể nhắm từ bụng lên tới mặt. Lúc đầu thì đấm và để tay đó, khi Nage khá thì có thể rút tay về cho thực tế hơn.
Chém phải ít nhất tới đầu Uke
Ushiro :
Tất cả những thế nắm đằng sau đều có mục đích kéo Nage ra đằng sau. Như vậy Nage sẽ không vững được.
Mục đích của thế công này là đem hay tay ra đằng sau. Khi bị nắm thì Nage sẽ rang đem tay ra phía trước
0 nhận xét:
Đăng nhận xét